Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

GIA PHẢ HỌ NGUYỄN

.
Kính thưa các cụ và nội ngoại tộc cụ Thượng Tổ Nguyễn Văn Quảng, dưới đây là các ghi chép từ nhiều nguồn khác nhau. 

Những người cung cấp thông tin chủ yếu, gồm:

- Ông Nguyễn Văn Diễn, đã cung cấp toàn bộ khung sườn của Gia phả cùng phần lớn các số liệu, sự kiện được các cụ truyền dẫn lại. Bản thân ông Diễn cũng tham gia đi thực tế kiểm chứng các nguồn thông tin khi ông Rủ, ông Tu, ông Mai còn sống.
- Ông Nguyễn Mạnh Lạc, kể lại các sự kiện cho chúng tôi để ghi lại;
- Ông Nguyễn Đình Thư, qua trao đổi với chúng tôi ngày 26/8/2014;
- Ông Nguyễn Ngọc Huân, tham gia viết thêm các sự kiện từ những năm 1960 trờ lại đây;
- Ông Nguyễn Mạnh Hồng: kể lại các sự kiện nghe được từ các tiền bối.

Vì vậy, có chỗ nào chưa chuẩn với sự kiện của Gia phả, xin nội, ngoại tộc cụ Thượng tổ bổ sung.



CÁC NGÀY GIỖ CHẠP: 



Giỗ Cụ ông Thượng tổ Nguyễn Văn Quảng: 21/11
Giỗ cụ ông Hạ tổ Nguyễn Văn Liêu: ngày 4 tháng 4 ÂL
Giỗ cụ bà Hạ tổ Bùi Thị Rựu (Cụ Liêu bà): ngày 13/8
Giỗ cụ ông Tứ đại Nguyễn Văn Dợi (Vợi): ngày 2/1
Giỗ Bà cụ Tứ đại Phạm Thị Khuy (cụ Vợi bà): 18/6
Giỗ cụ ông Nguyễn Văn Tụ: 17/3
Giỗ cụ bà Bùi Thị Nhớn (cụ Tụ bà): 25/3
Giỗ Cụ ông Tam đại Nguyễn Văn Thí: 21/10
Giỗ Cụ bà Tam đại Nguyễn Thị Nhớn (cụ Thí bà): 20/10
Giỗ cụ Nguyễn Văn Chí: 6/12/1953
Giỗ cụ Nguyễn Thị Sáu (cụ Chí bà): 12/7/1943
Giỗ Cụ bà cô tổ Nguyễn Thị Quý: 22/9
Giỗ cụ ông Nguyễn Văn Nhận: 18/4
Giỗ cụ bà Nhận Cả: 18/8, Cụ bà Nhận Hai: 18/3
Giỗ cụ ông Nguyễn Văn Luận: 28/12
Giỗ cụ bà Luận Cả: 27/12
Giỗ cụ bà Luận Hai: Không rõ
Giỗ cụ ông Nguyễn Văn Tỵ: 23/5
Giỗ cụ bà Trần Thị Cổn (cụ bà Tỵ Cả): 4/6; 
Giỗ cụ bà Đoàn Thị Nhớn (cụ bà Tỵ Hai) 1/4/1980
Giỗ Cụ ông Nguyễn Văn Rụ: 29/7/1942
Giỗ cụ bà Mai Thị Nhũng (cụ Rụ bà): 29/11/1972
Giỗ cụ bà Mai Thị Mũn (cụ Rụ Hai) : 19/6
Giỗ cụ bà Nguyễn Thị Nhớn: 19/6/1945
Giỗ cụ ông Nguyễn Văn Chấp: 15/7/1957
Giỗ cụ bà Đoàn Thị Nhớn (cụ Chấp bà): 23/10
Giỗ cụ bà Nguyễn Thị Tý Con (lấy cụ Vũ Văn Diêm): không rõ
Giỗ ông Nguyễn Văn Lạng: 15/7/1981
Giỗ cụ bà Nguyễn Thị Túy (bà Lạng Cả) : 11/3/1949
Giỗ bà Đỗ Thị Chăn (bà Lạng Hai):14/4/1980
Giỗ ông Nguyễn Văn Nhượng: 16/6/1970 ÂL (thọ 64 tuổi)
Giỗ bà Nhượng (nhũ danh: bà Phạm Thị Khoan): 14/3/2003 ÂL (thọ 91 tuổi)
Giỗ ông Nguyễn Văn Gián: 16/6/1968 (thọ 63 tuổi)
Giỗ cụ bà Nguyễn Thị Nhì (bà Gián): 5/9/1979 (thọ 76 tuổi)
Giỗ cụ bà Nguyễn Thị Vò (lấy cụ Nhiễu xóm Đồng): Không rõ
Giỗ ông Nguyễn Văn Đọc: 2/11/1963 (thọ 50 tuổi)
Giỗ bà Nguyễn Thị Ru (bà Đọc) : 24/4/2006 (Thọ 90 tuổi)
Giỗ cụ Nguyễn Thị Nhặt (lấy ông Huệ): 23/12/1997 (thọ 75 tuổi)
Giỗ ông Nguyễn Văn Rục: 28/11/1995 (thọ 70 tuổi)
Giỗ bà Phạm Thị Huê: 2014 (thọ 85 tuổi)
Giỗ cụ bà Nguyễn Thị Hom (lấy cụ  Bùi Điệp): 
Giỗ cụ Nguyễn Thị Giỏ (lấy cụ Âu): 17/7 (thọ 68 tuổi)
Giỗ cụ ông Nguyễn Văn Thiềng: Không rõ
Giỗ ccụ bà Nguyễn Thị Huệ (lấy cụ Lừng): 10/5/1960 (27 tuổi)
Giỗ cụ bà Nguyễn Thị Lan (lấy cụ Vũ Khi): 2018 (thọ 82 tuổi)
Giỗ ông Nguyễn Văn Rủ: 29/9/1998 (thọ 82 tuổi)
Giỗ bà Vũ Thị Thơm (bà Rủ): 1/2/1981 (thọ 65 tuổi)
Giỗ ông Nguyễn Văn Tu: 16/01/2008 (thọ 84 tuổi)
Giỗ bà Vũ thị Xuân (bà Tu cả): 66 tuổi
Giỗ bà Nguyễn Thị Đối (bà Tu Hai), mất 16/12/2015 AAL, thọ 92 tuổi.
Giỗ bà Nguyễn Thị Ru (lấy ông Tâm) mất 5/5/2010 (AAL), thọ 89 tuổi.


Giỗ ông Nguyễn Ngọc Đởn (chú Đởn): 28/8/1976 ÂL
Giỗ ông Nguyễn Văn Luyến: 11/6/2009 ÂL
Giỗ bà Phạm Thị Mận: 17/9/2014 ÂL
Giỗ ông Nguyễn Mạnh Lạc: 11/1 ÂL 

Ngày mất cô Đào : ngày 5 tháng Chạp (ÂL)

Cô Nguyễn Thị Minh Châu: Mất 22/3/2019 ÂL

1. Cụ Thượng tổ Nguyễn Văn Quảng (mất ngày 21/11) có 2 người con:
-          Ông Cả: Nguyễn Văn Nghiêm (không rõ ngày mất)
-          Ông thứ 2: Nguyễn văn Liêu (mất ngày 4/4) Cụ bà là Bùi Thị Rựu (mất 13/8)

Cụ Thượng tổ Nguyễn Văn Quảng, theo ông Nguyễn Mạnh Lạc nói lại, thì vốn là lính người vùng Nghệ An theo vua Tây Sơn từ đàng trong ra Bắc đánh giặc. Sau đó Cụ trôi dạt về vùng Thái Bình mà lập nghiệp nơi đây.

Theo ông Nguyễn Đình Thư, sau khi theo Vua Tây Sơn đánh xong giặc, các cụ định cư ở Hà Nam. Sau này, Nguyễn Công Trứ mở việc khai hoang lấn xuống miền biển, các cụ mới chuyển về vùng Nam Định, Thái Bình.


Khoảng hơn chục năm trước đây (tính đến 2011), các ông Mai, ông Rủ, ông Tu, ông Diễn đã đi Vũ Lạc để truy tìm gốc gác cụ Thựơng tổ Nguyễn Văn Quảng. Tại chùa Gíấm Ghém, xã Vũ Lạc, huyện Kiến Xương (xưa thuộc huyện Vũ Tiên) còn lưu giữ gia phả của tổ họ Nguyễn. Nhưng tiếc rằng, đến trang nói về cụ Thượng tổ Nguyễn Văn Quảng, thì sách mờ, chữ còn chữ mất, không thể nào đọc được. Đành suy đoán, là cụ thượng tổ Nguyễn Văn Quảng có lẽ quê từ Nghệ An hay Thanh Hóa gì đó, trôi dạt về Hà Nam, rồi về xã Vũ Lạc, cuối cùng về quê xã An Bình. Bản ghi gia phả nói trên viết bằng chữ Hán.


Tự hỏi, sao các ông không photocopy lại để lưu giữ cho con cháu. Biết đâu, từ đó mà lần ra gốc gác tổ tiên cụ tổ Nguyễn Văn Quảng.

1.1 Ông Nguyễn văn Nghiêm có 1 con là ông Khản.
Ông Khản có 3 người con:
-        1.1.1  Ông Huống (có 4 người con: Ông Nguyệt, ông Thao, bà Tý San, bà Tý Con)
-       1.1.2   Ông Chúc có 3 người con (bà Ty Tích, bà Kính, ông Mai).

         1.1.2.1 bà Ty Tích ?
         1.1.2.2 bà Kính
         1.1.2.3 ông Nguyễn Văn Mai (Mất 1995). Ông Mai người cao to. Ông Mai có 4 con: Đó là các ông Nghi, Hoài, Du và cô Xuân

            1.1.2.3.a ông Nguyễn Văn Nghi (SN 1951), học Công nhân kỹ thuật ở Bungary, làm cho nhà máy thủy điện Hòa Bình, lấy vợ (hiện bà vợ đã mất), ở tại Hòa Bình, hình như có 2 người con trai

Như vậy, ông Nghi là Trưởng họ Tổ, người có vai vế cao nhất hiện nay thuộc dòng họ tổ của cụ Thượng tổ Nguyễn Văn Quảng. Tuy nhiên, nay ông sống ở Hòa Bình, nên việc họ mạc vô hình trung giao hết cho ông Nguyễn Văn Du, người đang sống trên đất của dòng họ, nơi có nhà thờ Tổ cụ Nguyễn Văn Quảng.


           1.1.2.3.b ông Nguyễn Văn Hoài (SN 1955) làm công nhân kỹ thuật ở Tiệp, lấy vợ là bà Thửa con gái ông Quyền, có 2 con trai, 1 tên là Hùng (Đã tốt nghiệp Đại học Thủy Lợi) và 1 tên Mạnh
           1.1.2.3.c ông Nguyễn Văn Du (SN 1958) đi bộ đội, lấy vợ là bà Mát con gái ông Trân ngoài An Trạch. Nhà thờ Tổ được xây ở khu đất cạnh nhà ông Du. Khu đất này, vốn trước là nhà ông bà Mai, vì ông Nghi là con trai cả ở Hòa Bình không về, ông Hoài mua đất nhà ông Biển. Việc xây nhà thờ Tổ và con cháu thăm thắp hương gặp cản trở và khó khăn do bà Mát không đồng ý, phải mất 1 thời gian mới khánh thành. Cái này có liên quan đến đất cát. Việc này ít nhiều gây dư luận trong một thời gian dài.

Ông Du có 3 người con trai

Như vậy, nhánh ông Nguyễn Văn Mai đều có cháu trai, quả là thịnh Dương.


           1.1.2.3.d cô Nguyễn Thị Xuân, là con gái út ông bà Mai

-        1.1.3  Bà Sãi (có 2 con: bà Sãi, bà Lại)

1.2 Ông Nguyễn Văn Liêu (mất 4/4) có 2 con trai:
-          Ông Binh Vợi
-          Ông cụ Tụ

1.2.1 Ông Binh Vợi (mất 2/1) nghe nói đi lính cho Pháp nhưng hoạt động cho ta. Ông và bà là Phạm Thị Khuy (mất 13/6) có 5 người con là bà Quý, ông Thí, ông Chí, ông Nhận, ông Luận:
-       1.2.1.1  bà Quý (chị Cả) (mất 22/9): có chồng ở Vũ Lạc, không chung sống được về ở quê và chết tại quê (Theo ông Nguyễn Văn Diễn).

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Thư, thì bà Quý là thứ 2, còn cụ Thí mới là cả.


-     1.2.1.2 Ông Thí (mất 21/10), có 4 người con: bà Rung (đẻ ra bác Rỵ, bác Dởn, bác Thân), bà Khoan (đẻ ra bác Diện, bác Ngôi), ông Lạng (đẻ ra bác Ngọ gái, bác Diễn trai, bác Rĩnh trai, bác Lương trai và bác Riến gái), ông Nhượng (đẻ ra ông Luyến, ông Đởn, bà Tý, bà Rộng, bà Châu).

Như vậy, ông Nguyễn Văn Diễn hiện là Trưởng họ tổ cụ tổ Nguyễn Văn Liêu.
      
         1.2.1.2.a Bà Rung có 3 người con gái là bà Rỵ, bà Dởn và bà Thân. Bà Thân lấy chồng ở Thị xã Thái Bình. Hai bà Rỵ và bà Dởn sống tại xã An Bình, Kiến Xương, Thái Bình. Hồi những năm 1960 bà Rỵ bị bệnh thần kinh (điên), thường hay lên nhà ông Nhượng. Bà nói rất nhiều, nhưng hiền lành, tốt tính. Sau này bà khỏi hẳn bệnh.

Thực ra, Cụ Rung chỉ có con gái là bà Dởn, còn bà Thân và bà Rỵ là con bà cả. Khoảng 6 năm trước khi mất, cụ Rung về ở với vợ chồng bà Dởn ở Bình Trật Bắc.

         1.2.1.2.b  Bà Khoan có 2 người con trai là ông Diện và ông Ngôi (đều đã mất). Sau này, ông Diện đưa các con vào Bình Long, Bình Phước sinh sống. Ông bà Diện mất ở Bình Phước
 
       1.2.1.2.c Ông Nguyễn Văn Lạng (mất 15/7), có bà cả mất rồi ông lấy bà hai, có 4 người con là:  bác Ngọ gái (con bà Cả), bác Diễn trai, bác Rĩnh trai, bác Lương trai và bác Riến gái (con bà Hai). Theo ông Nguyễn Đình Thư, Ông Nguyễn Văn Lạng là người được cụ Thí cho ăn học chữ Tàu đàng hoàng, và ông biết tốt tiếng Tàu, viết giỏi chữ Hán.

            1.2.1.2.c.1 bà Ngọ: Con bà cả, đi thoát ly rồi ở hẳn trên Nghĩa Lộ
         1.2.1.2.c.2 ông Nguyễn Văn Diễn (sinh năm 1951) có 2 con: 1 gái và 1 trai là Đoàn (mất vì tai nạn giao thông). Hiện nay, Ông Diễn là Trưởng họ tổ cụ Tổ Nguyễn Văn Liêu. Ông Diễn học xong cấp II, thì đi bộ đội, tham gia đánh chiếm thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm, lành lặn trở về. Phục viên, ông về xã tham gia nhiều công tác như văn hóa xã, cựu chiến binh xã. Ông Diễn là anh có tính nhường nhịn, nên ông ra ngoài An Trạch, xã An Bình mua đất lập nghiệp. Thành ra, việc đưa bát nhang, bàn thờ chi họ ra ngoài An Trạch cũng có nhiều người trong họ có ý kiến này khác, vì đấy đâu phải đất hương hỏa, tổ tiên để lại? Ấy cũng là chuyện phức tạp cần thỏa thuận sau này.


           1.2.1.2.c.3 ông Nguyễn Văn Rĩnh (sinh năm 1956) có 3 người con gái. Ông Rĩnh sau khi học xong cấp II thì đi bộ đội. Phục viên ông trở về quê làm ruộng, và sống trên đất của bố của ông, cũng là đất của chi họ Nguyễn (nhánh cụ Binh Vợi). Ông bà Rĩnh có 3 cô con gái, nay (2013) đều có chồng.


          1.2.1.2.c.4 ông Nguyễn Văn Lương (sinh năm 1958) làm công nhân ở Quảng Ninh, có 3 người con gái

Như vậy, nhánh của ông Nguyễn Văn Lạng đến đời cháu là không có trai.
Tuy nhiên, bàn thờ chi họ Nguyễn vẫn do ông Nguyễn Văn Diễn chủ trì, mặc dù nhà ông Diễn lại mua ngoài An Trạch. Đấy là thuận theo ngôi, chứ nếu thuận theo đất dòng họ thì bàn thờ chi họ Nguyễn phải để nhà ông Nguyễn Văn Rĩnh mới đúng.

       1.2.1.2.d ông Nguyễn Văn Nhượng (mất 16/6/1970 ÂL, thọ 64 tuổi). (Theo ông Đỗ Văn Chức (chồng bà Nguyễn Thị Rộng) thì ông Nhượng thọ 64 tuổi, chứ không phải 60). Như vầy ông Nhượng phải sinh năm 1907). Ông Nhượng người nhỏ, không vất vả. Một lần đi làm nhà hộ (cho ai không rõ), Ông ngồi rít mối lạt, không bám giữ tay vào rui mè, chẳng may lạt đứt, ông ngã rơi xuống đất, may mà không chết. Nhưng từ đó ông yếu, và hầu như không phải làm việc gì. 


 Ông Nguyễn Văn Nhượng (1907)-16/6/1970)


Ông mất vào sáng sớm (tầm 4:00 sáng) ngày 16/6/1970 ÂL, thọ 64 tuổi.  

Bà Nhượng là nhũ danh có tên khai sinh là bà Phạm Thị Khoan, mất 14 tháng 3 Âm lịch (2003)



 Bà Phạm Thị Khoan (Nhũ danh bà Nhượng) (1913-14/3/2003 Âm lịch)


Ông Nhượng có 7 người con: 2 trai và 3 gái là (và 2 cô mất sớm là cô Xiêm và cô Tằm):
          1.2.1.2.d.1 ông Nguyễn Văn Luyến (1934-01/8/2009), là con trai cả của ông bà Nhượng. Ông mất ngày 11/6/2009 ÂL do tai biến mạch máu. Ông Luyến 2 lần đi bộ đội. Cùng ngày nhập ngũ đợt đầu (năm 1965) với các ông Tơn, ông Lơn, ông Thuyên, ông Muội ... xã An Bình. Sau do đông con nên ông được xuất ngũ. Đợt tái ngũ sau là vào năm 1966 ở đơn vị bộ đội tập trung của huyện Kiến Xương. Ông từng làm giáo viên Bình dân học vụ của xã, dạy ở nhà ông Đanh. Lớp học toàn người lớn. Ông tham gia và xây dựng Đội văn nghệ xã An Bình, cùng các ông bà : Ông Lá, ông Chắt, ông Quát 'mốc', ông Sàng, ông Dùng, ông Nâu, ông Mịch, bà Lan (Vợ ông Bằng), sau này còn có ông Khôi, cô Rộng, cô Chút, ... Ông Luyến từng đóng nhiều vai chèo, thường vào vai Vua hay Tể tướng, và đi biểu diễn giao lưu ở Bình Nguyên, Quốc Tuấn,... Đội Chèo ngày ấy mời nhiều thầy về dạy (ông Luật...), thường luyện tập ở nhà ông Lá, tối đến tập luyện rất vui, tập xong đôi khi có nồi chào gà bồi bổ. Ông từng làm Trưởng Ban Thống kê xã, Trưởng ban Văn xã, tham gia Xã đội. 

Ông Nguyễn Văn Luyến (1934-2009)

Năm 1974, ông đưa cả gia đình đi kinh tế mới ở Tân Thịnh, Văn Chấn, Nghĩa Lộ. Sau khi ông Đởn mất (1976), do không có người chăm nom mẹ già, ông đưa gia đình trở về quê. Ông người hiền hậu, nhường nhịn.

Bà Phạm Thị Mận, sinh năm 1931 (theo CMND), tuy nhiên năm sinh là Nhâm Thân (1932). Bà người nhỏ, tính hiền hậu. Vì bố bà mất sớm, mẹ phải đi bước nữa, nên cuộc sống của bà vất vả. Bà luôn dạy các con chí tiến thủ, không đầu hàng số phận, cố gắng học tập để có cuộc sống tươi đẹp hơn.



Bà Phạm Thị Mận (1931-2014)

Từ năm 2012, bà bị bệnh tai biến nhẹ, sau bệnh phát triển theo tuổi già, vài tháng cuối, bà nằm không đi lại được. Bà mất 5 giờ 05 phút sáng ngày 10/10/2014 nhằm ngày 17/9 Giáp Ngọ, thọ 84 tuổi.


Cuộc sống ở quê quá khó khăn, phải mất chục năm thì mới vực được dậy. Ông bà Luyến có 8 người con là:

                 1.2.1.2.d.1.1 Nguyễn Ngọc Huân, là con trai cả của ông bà Luyến, học Khoa Ngoại ngữ (tiếng Nga) tại Đại học Ngoại ngữ (Thanh Xuân, Hà Nội 1976-77), Đ/h tại Mông Cổ (1977-1984), làm việc ở Viện Chăn nuôi (1984-1988), sau đó được biệt phái công tác tại TP Hồ Chí Minh (từ 21/4/1988 đến nay). Hiện ở 141/6 đường số 28, P. 6, Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh, có vợ là Giang Thanh Hải (sinh 1963) người Thanh Trì, Hà Nội, 2 con trai là:
                     1.2.1.2.d.1.1.1 Nguyễn Ngọc Tuấn (SN 29/7/1993) là con trai cả ông Huân, cháu đích tôn của ông Luyến và chắt đích tôn của cụ Nhượng. Cháu Nguyễn Ngọc Tuấn thông minh và học giỏi. Cháu học Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, Gò Vấp, Giải Nhì Anh Văn, cấp quận, Giải 3 Cờ Tướng cấp quận; Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa, Giải Nhất Toán thành phố Hồ Chí Minh 2007, rồi thi đậu vào Trường chuyên Lê Hồng Phong (2008) lớp Chuyên Toán. Học được 1 tháng thì cháu thi đậu học bổng toàn phần A*STAR của Chính phủ Singapore. Từ 2008-2012 cháu học tại Trường Anglo-Chinese School (Indepedent), Singapore; từ 2012 đến 2017 cháu được Học bổng toàn phần và học Khoa Dược của Đại học Tổng hợp Quốc Gia Singapore, (National University of Singapore, NUS). Từ 2017 đến nay làm tại Bệnh viện thuộc Đại học Y, trực thuộc Đại học quốc gia Singapore
                  1.2.1.2.d.1.1.2 Nguyễn Tuấn Ngọc (SN 04/3/2001). Hiện (2011) học Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh, THCS Nguyễn Du, Gò Vấp, PTTH Nguyễn Công Trứ, Gò Vấp, TPHCM. Từ 2019 đến nay học ĐH Việt Đức, khoa Khoa học máy tính.

                1.2.1.2.d.1.2 Nguyễn Thị Phương, SN 1958, có 3 con: 2 trai và 1 gái
                1.2.1.2.d.1.3 Nguyễn Thị Loan, SN 1960, lấy chồng Bùi Văn Hậu, người Đông Huy, Đông Quan, Thái Bình, có 1 con gái đầu và 1 con trai thứ
             1.2.1.2.d.1.4 Nguyễn Thị Liên, SN 1965, lấy chồng là Phạm Công Hoài, người Quốc Tuấn, sau khi lấy chồng chuyển vào sinh sống tại Phú Riềng, Bình Phước, có 3 con trai và 1 con gái út.
               1.2.1.2.d.1.5 Nguyễn Thị Lan, SN 1967, lấy chồng là Hoàng Xuân Tặng, người Kiến Xương, Thái Bình, sinh được 2 con trai
              1.2.1.2.d.1.6 Nguyễn Thị Liễu, SN 1970, học Trung cấp Y Thái Bình, lấy chồng là Trần Văn Tĩnh, người Vũ Lăng, sinh sống tại Phú Riềng, làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Phú Riềng, Bình Phước; có 1 gái đầu và 1 trai thứ.
              1.2.1.2.d.1.7 Nguyễn Văn Thắng, SN 1972, làm nghề lái xe, năm 2011 sống tại Tp Hồ  Chí Minh. Tháng 10/2010, lấy vợ tên là Lê Thị Nga, người Hải Dương, từ 2012-2014 làm nhà tại Đông Thành, TX Dĩ An, Bình Dương.
              1.2.1.2.d.1.8 Nguyễn Văn Lợi, SN 1974 là con trai út, đã có vợ là Nguyễn Thị Giang (con gái ông Phiên và bà Ran) và 2 con gái tên Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Quỳnh, và 1 con trai tên là Nguyễn Hùng Trường.

1.2.1.2.d.2 ông Nguyễn Ngọc Đởn, SN 1939, mất 1976 do bị rắn cắn, hưởng dương 37 tuổi, lấy bà Hoạt con gái ông Vận. Ông Đởn người cao to, rất khỏe, từng là võ sinh của cụ Tu cùng lứa với ông Ánh, ông Khiển, ông Ngoan. 
Ông Nguyễn Ngọc Đởn (1939-1976)


những năm chiến tranh khốc liệt (1968-69) ông đi bộ đội là lái xe Trường Sơn, may mắn sống sót trở về. Tính ông nóng, bộc trực. Ông bà Đởn có 3 người con trai, con đầu tên Uẩn mất từ nhỏ, và 2 con sau là
                 1.2.1.2.d.2.1 Nguyễn Văn Lâm, đang sinh sống tại Nghĩa Lộ
                 1.2.1.2.d.2.2 Nguyễn Văn Lãm, đang sinh sống tại Bình Phước
Sau khi ông Đởn mất, bà Hoạt đưa 2 con đi kinh tế mới trên Nghĩa Lộ (ở gần với bố mẹ đẻ của bà là ông bà Vận và anh trai bà là ông Cận)

           1.2.1.2.d.3 bà Nguyễn Thị Tý, SN 1944, lấy người chồng trước là ông Ích, không có con. Ông Ích bị chết khi đi tắm suối. Sau bà lấy chồng sau là ông Mười người Vũ Thắng, Kiến Xương, Thái Bình sinh được 2 trai, 1 gái. Bà Tý nhiều năm tham gia công tác Đoàn Thanh niên là Bí thư xã Đoàn.
           1.2.1.2.d.4 bà Nguyễn Thị Rộng, SN 1949, lấy chồng là ông Đỗ Văn Chức, người thôn An Trạch. Bà Rộng tham gia Đoàn Văn công xã An Bình. Bà thường đóng vai bà mẹ trong các vở chèo, kịch.
         1.2.1.2.d.5 bà Nguyễn Thị Minh Châu, SN 1952, giáo viên dạy môn Thể dục Trường cấp III Châu Văn Liêm đã nghỉ hưu, lấy chồng là ông Đào Tam Tịch người Võ Lăng, Kiến Xương, Thái Bình, có 4 con gái học giỏi, phương trưởng (tên là Đào Thị Phượng, Đào Tiến Minh, Đào Thị An Bình, và Đào Thị Thanh Tú), sinh sống tại Cần Thơ.
Bà Nguyễn Thị Minh Châu mất 11:15 26/4/2019 do bị ung thư đại tràng. Kể từ lúc phát hiện bị ung thư đến khi mất là 12 năm, đã 2 lần phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Bà Châu được hỏa thiêu ngày 29/4/2019 tại nghĩa trang Mỹ Khánh, Phong Điền, Cần Thơ. Ngày 2/5/2019 tro cốt được đưa về an táng tại Nghĩa trang xã Vũ Lăng, Tiền Hải, Thái Bình.

-      1.2.1.3    Ông Chí (đẻ ra ông Gián, ông Đọc, bà Nhiễu). Cụ mất vì bom Napan hồi tản cư.
          1.2.1.3.a ông Nguyễn Văn Gián (mất 16/6/1968 ÂL) có 1 con trai là ông Cương, và các bà con gái là bà Mật (ngoài An Trạch), bà Tiếp (xóm Đồng) và ?
              1.2.1.3.a.1 ông Cương: Không có con, nhận nuôi 1 con trai và 1 con gái. Hiện ông Cương là Trưởng chi cụ Chí.Ông Cương mất ?

Như vậy, nhánh ông Nguyễn Văn Gián không còn con trai.


          1.2.1.3.b ông Nguyễn Văn Đọc (mất 1961 lúc 51 tuổi). Ông Đọc vốn là địa chủ (hiểu theo nghĩa có nhiều ruộng). Ông cũng là nhà Nho có nhiều học trò theo học. (Cùng xóm có ông Oai cũng là nhà Nho). Sau này ông dạy Quốc ngữ. Ông mở lớp dạy Vỡ lòng. Cho đến những năm 1960-61, chưa có lớp Mẫu giáo, các học sinh học lớp Vỡ lòng rồi vào lớp Một. Lúc dạy học, ông thường ngồi trên phản, các học sinh ngồi dưới với cái bàn cắt kéo  thể gấp vào lắp đặt để kê viết. Mỗi lớp có khoảng 4-9 học sinh, toàn là con cháu trong nhà cả. Ông có cái vỉ ruồi khá dài. Ông ngồi nghe Ga Len (ở cái nhà hướng Bắc), nhưng quan sát rất tinh, thấy đứa nào viết sai, viết xấu là ông vút cái vỉ ruồi trúng vào tay, làm ai cũng sợ. Tầm 11:30 có Chương trình Dân ca và chèo, ông nghe Ga Len, rung đùi, vẻ mãn nguyện, ngân nga theo nhịp bài hát dân ca. Ông có chứng ho do viêm phổi, nên thường ngậm chanh với đường hoặc với muối. 

Còn chuyện gì xẩy ra liên quan đến ông Thiềng, thì cho đến nay vẫn không cụ thể, không thể chép ra đây được. Ông Đọc có 5 người con trai:
             1.2.1.3.b.1 Ông Nguyễn Mạnh Lạc (mất 12 tháng Giêng ÂL, năm 1991, 53 tuổi) là con trai cả. Ông Lạc đi bội đội rất sớm, hình như ở ngành Hậu cần. Số ông nhàn, hầu như không phải "chân lấm, tay bùn". Thời gian dài ông đóng quân ở Tiền Hải. Sau đó không hiểu sao ông chuyển cả gia đình vào sinh sống tại phường Tam Hòa, TP Biên Hòa. Ông bà Lạc có 2 con trai, 3 con gái:
                  1.2.1.3.b.1.1 Nguyễn Mạnh Hồng (sinh năm 1962), là con trai cả ông Lạc, cháu đích tôn của cụ Đọc, học ĐH Ngân Hàng, có 3 con trai (như vậy, cụ Đọc có chắt đích tôn), lúc đầu làm ở Ngân hàng huyện Thống Nhất, sau chuyển làm ở Ngân hàng Biên Hòa, hiện sống tại Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai. Ông Hồng tính không chịu ai, thích kinh doanh, từng làm Đại lý bia nước ngọt Sài Gòn, đại lý cấp I cho cửa nhôm Huyindai Windows. Vợ ông Hồng tên là Loan. 2 vợ chồng có 3 con trai.
                  1.2.1.3.b.1.2 Nguyễn Thị Hường lấy chồng là ông Khải, sinh sống tại Vũng Tàu, có 2 con trai
                 1.2.1.3.b.1.3 Nguyễn Thị Hằng, lấy chồng tên Quân, có 1 con gái và 1 con trai, hiện sống tại Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai
                  1.2.1.3.b.1.4 Nguyễn Mạnh Hòa, hiện sống tại Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai, học Đại học Kỹ thuật Thủ Đức, buôn bán hàng điện và các vật dụng nhà cửa. Vợ tên là Lê Thị Thanh Nhã. Ông Hòa có 1 con trai, và 1 con gái. Hai vợ chồng buôn bán đồ điện cũng khá giả.
                  1.2.1.3.b.1.5 Nguyễn Thị Thủy, con út, hiện sống tại Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai.

              1.2.1.3.b.2 ông Nguyễn Mạnh Du (ông Khiển), sinh năm 1939, vợ là bà Thanh (làm ở BV Việt Bun, Thái Bình, đã nghỉ hưu). Trước đó ông cưới bà Rằm làm vợ. Nhưng chỉ ở với nhau vài ngày rồi bỏ bà ấy. Đâu như bà Rằm này có tính ăn vụng hoặc ăn trộm gì đấy. Ông Khiển lấy bà Thanh là do ông Lạc, anh trai, mai mối. Ông Khiển làm công nhân xây dựng. Ông bà Khiển có 2 con gái và 1 con trai, sống tại TX Thái Bình. Ông Khiển vốn là thợ xây dựng.
               1.2.1.3.b.3 Ông Nguyễn Đình Khôi (sinh 1942, mất 2010 do ung thư phổi, thọ 68 tuổi), lấy vợ là bà Lưu người Đông Huy, Đông Quan. Ông Khôi đi bộ đội "B dài" , tức là vào sâu miền Nam từ khi 18-20 tuổi. Hôm ông Khôi nhập ngũ, còn đóng vai chèo với bà Chút con gái bà Trác: Vợ tiễn chồng lên đường nhập ngũ, tặng chồng chiếc khăn thêu 2 con chim bồ câu, con đậu con bay, rồi hứa hẹn ngày đoàn tụ. Ông Khôi từng đóng Chèo với vai Lưu Bình trong vở "Lưu Bình, Dương Lễ". Sau ngày xuất quân, ông về quê, thừơng nằm trên võng ngâm nga "Vọng cổ". Chúng tôi trêu ông đi bộ đội mà không biết bắn là vậy. Ông bà Khôi có 2 trai (tên Khánh và Khương) và 2 gái (tên Nguyễn Thị Phương Thúy và  Nguyễn Thị Cẩm Vân)
               1.2.1.3.b.4 ông Nguyễn Duy Tơn (tên khác là Nguyễn Duy Hưng), đi bộ đội là thương binh cụt mất 1 tay và hỏng 1 mắt. Ông Tơn là người được ăn học. Nhớ hồi chúng tôi còn bé, theo ông ra Đình Cả, trèo lên nóc bể nước ở phía Đông Đình Cả nghe ông kể chuyện Ruồi Trâu rất hấp dẫn. Chuẩn bị vào cấp III thì ông đi bộ đội. Trong 1 lần phải lấy xác của Đại đội phó trên đồi, ông bị đạn mooc rơi trúng đầu, làm cụt 1 bàn tay và hỏng 1 mắt, trở thành thương binh. Rồi người ta cho ông đi khắp các trường, các cơ quan nói chuyện đánh Mỹ. Sau ông học Tài chính kế toán và ra làm cho 1 công ty của Thái Bình. Ông Tơn có vợ là bà Gái người Đông Quan, Thái Bình, có 1 con gái tên là Hải và 2 con trai (tên là Hùng và Hoàng?)
               1.2.1.3.b.5 ông Nguyễn Đình Thư (SN 1953) lấy bà Vân Anh người xóm Bóng, con gái ông Đầy. Ông Thư là người duy nhất trong gia đình được học Đại học: Đ/h Nông nghiệp I, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, khoa Dâu tằm. Ông lấy bà Vân Anh thì theo bà vào Đak Lak sinh sống, vì khi đó bà Vân Anh phải đi vào miền Trung tăng cường theo điều động của Bộ Giáo dục. Ông bà Thư có 1 con gái và 2 con trai, nay (2011) sinh sống ở Đak Lak




Về việc xây nhà thờ chi Cụ Binh Vợi:

Được kể lại rằng, ông Nguyễn Mạnh Hồng, trước đây có ý định xây nhà thờ chi cụ Binh Vợi. Theo truyền dẫn, thì khu vực nhà ông Rĩnh ở hiện nay là đất của chi họ cụ Binh Vợi. Ấy là khi xưa, đất này nghe nói là của cụ Chí để lại cho cụ Thí vì thấy cụ Thí ít đất mà nhiều con. Khi đó cụ Chí là địa chủ, có tiền của, mới mua thêm cánh diệc mạ là khu đất mà ông Khôi, ông Cương ở hiện nay và cụ Chí chuyển sang đấy ở.

Thế nhưng khi ông Hồng bàn với ông Diễn và ông Rĩnh thì không thấy báo lại, mới sang bàn với ông Cương là nếu ông Cương đồng ý thì sẽ xây nhà thờ chi họ ở đất của ông Cương. Hàng tháng, sẽ trả một khoản gọi là công hương khói để vợ chồng ông Cương chăm sóc nhà thờ. Chẳng là vợ chồng ông Cương không có con, nhận 1 người con gái và 1 người con trai làm con nuôi. Và ông Hồng có ý, sau này việc thờ tự vợ chồng ông Cương sẽ do ông Hồng chu tất.

Thế nhưng cũng không được đồng ý. Nên ông Hồng về xây 1 cái nhà thờ tại đất mà ông bà Khôi đang ở, hướng Đông, quay lưng sang đất của ông bà Rục trước đây (nay bán cho ông Vương con ông bà Sảng).

Thì như vậy, cái nhà thờ này, vô hình trung, là nhà thờ chi cụ Chí, mà thôi, chứ không phải thờ chi họ cụ Binh Vợi.



Thực ra, nếu nói người có quyền hợp pháp chi Cụ Binh Vợi phải là ông Nguyễn Ngọc Huân, chứ không phải là ông Nguyễn Mạnh Hồng. Lý do, ông Hồng thuộc chi dưới. Ông Nguyễn Đình Thư khắng định như vậy. Vậy thì, cái nhà thờ họ mà ông Hồng xây đúng là của chi cụ Chí, thôi


-      1.2.1.4   Ông Nhận (đẻ ra bà Huệ, ông Rục).
        1.2.1.4.a bà Huệ (gọi theo tên người chồng sau) lấy người chồng trước đẻ ra 1 người con gái tên là Sợi. (Bà Sợi lấy ông Độ ở xóm đồng). Bà lấy người chồng sau tên là Huệ và sinh được 1 con trai là ông Uân.
        1.2.1.4.b Ông Rục không có con trai, có 1 con gái là cô Nguyễn Thị Chắt, nuôi 1 người con trai (SN 1954) tên Thiệm, mất trong trại cải tạo). Ông Rục nhiều năm làm chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, có tiếng là liêm khiết. Sau khi ông Thiệm bị bắt đi cải tạo và mất (nghe đâu bị đánh chết) thì ông buồn rầu, đổ bệnh và mất.

Như vậy, chi của ông Nhận không còn con trai.
-      1.2.1.5  Ông Luận (đẻ ra ông Thiềng, bà Âu, bà Điệp)
          1.2.1.5.a Ông Thiềng: Không rõ 
        1.2.1.5.c bà Điệp: ông bà Điệp ở thôn Bình Trật có 4 người con trai (là ông Kim, ông Quế, ông Bách và ông Mạch hoặc gọi là ông Hạnh) và 2 người con gái là bà Liệu và bà Tằm (lấy ông Cư con cụ Bàn). Trong gia đình đã xẩy ra chuyện tranh giành, kiện tụng nhau nhiều năm trời về đất cát tổ tiên để lại. Mặc dù, người thắng, kẻ thua, nhưng tựu trung là mất hết tình anh em.

1.2.2 Ông cụ Nguyễn Văn Tụ (mất 13/7) cụ bà mất 25/3 đẻ 5 ngừơi con:
-      1.2.2.1    Ông Tụ và Bà TỴ (đẻ ra cô Khi, cô Lừng):
                1.2.2.1.a Bà Khi (gọi theo tên chồng), có các con là:
                          1.2.2.1.a.1 Cô Bé lấy chồng là ông Sơn, con trai thứ ông Pháo, xóm Đồng

                1.2.2.1.b Bà Lừng (gọi theo tên chồng), có các con:
                         1.2.2.1.b.1 ông Đĩnh
                         1.2.2.1.b.2 ông Đôn

...
-      1.2.2.2    Ông RỤ (đẻ ra ông Rủ, ông Tu, bà Tâm):
          1.2.2.2.a Ông Nguyễn Văn Rủ, từng làm Bí thư Đảng bộ xã An Bình 1/2 khóa. Ông rất tốt đối với cháu con. Ông là người cực đoan: kiên quyết không mê tín, dị đoan. Chuyện kể rằng, khi mẹ ông mất, ông không cho mời kèn, trống. Nhưng vì mọi người phản đối quá, nên ông phải theo. Thời chống Mỹ, ông vận động cháu con đi bộ đội. Ông bà Rủ có 5 người con là:
             1.2.2.2.a.1 bà Lĩnh lấy chồng là ông Lĩnh, em trai ông Thoại.
           1.2.2.2.a.2 Bà Nguyễn Thị Lạm, học Khoa Trồng trọt Đại học Nông nghiệp I, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, lấy chồng là ông Tháp, có 2 con gái, hiện (2009) ở Hải Phòng.
             1.2.2.2.a.3  bà Nguyễn Thị Nộm (tên gọi khác là Phương), lấy ông Chung con bà Chúng hiện (2009) ở Đak-Lak.
          1.2.2.2.a.4 ông Nguyễn Duy Phờn (mất bệnh ung thư), học hết cấp III thì đi bộ đội. Xuất ngũ thì ông học Kiểm sát, về công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân Thái Bình, học tại chức, làm đến chức Viện Phó. Ông lấy vợ là bà Đỏ, con gái ông Phách, có 3 con: 1 trai, 2 gái. Từ khi ông Rủ mất, thì cái nhà (ông Rủ ở), để lại cho ông Phờn. Từ khi ông Phờn Mất thì nó bị bỏ không, chẳng người chăm lo, rêu phong một thời gian dài. Năm 2011, ông Nhuệ về bỏ tiền sang sửa lại gọn gàng. 
            1.2.2.2.a.5 ông Nguyễn Văn Nhuệ, sinh năm 1955, lấy vợ người Thanh Hóa, có 1 con gái và 1 con trai. Học Đại học An Ninh - C500 (Thanh Xuân, Hà Nội) khóa 1972-77, làm ở Phòng Tình báo, Công an Vũng Tàu. Nghỉ hưu năm 2011.

Như vậy, hiện nay, ông Nhuệ là Trưởng chi cụ Tụ.


              1.2.2.2.a.6 ông Nguyền Văn Đờn, chết do ung thư, có 3 con (2 gái, 1 trai), vợ là cô Đán con ông Lá

1.2.2.2.b Ông Nguyễn Văn Tu, mất 2010, thọ 84 tuổi, trước đi lính cho Pháp (nên còn gọi là ông Binh Tu. Trong làng còn có ông Hoan cũng đi lính cho Pháp), rất giỏi võ thuật, từng có ý truyền cho các con cháu. Các võ sinh của ông đều là con cháu trong họ. Mỗi sáng sớm (tầm 4:30) ông đánh thức học sinh, bắt nhịn đái, rồi cho chạy khởi động 15 phút. Ông cho rằng, làm vậy sẽ xóc hết cặn ở bọng đái ra, có lợi cho sức khỏe. Học sinh của ông từng tham dự giải tranh võ nhưng không được giải. Trong số các học sinh giỏi của ông Tu có các ông Ánh, ông Đởn, ông Khiển. Bài đầu tiên ông dạy là bài Mai Hoa Quyền, đi đúng 4 cửa, thế đi uyển chuyển, rất đẹp. Chúng tôi (ông Nhuệ, ông Thư, ông Dẫn, ông Thiệm,... ) là thế hệ học trò cuối cùng.

Ông Tu có 2 bà vợ. Bà Cả có 1 con trai nuôi (là ông Truyền) và 1 con trai đẻ là ông Dẫn. Bà Hai sinh toàn con gái (cô Gắn, cô Ngần, Cô Ngân, cô Ngấn, cô Ngận)
      1.2.2.2.b.1 ông Nguyễn Văn Dẫn (SN 1955) Hiện (2011) công tác và sinh sống tại TX Thái Bình. Ông Dẫn không có con trai, có 2 con gái.

Về nhánh ông Tu: Như vậy, hiện ông Truyền mặc dù là con nuôi nhưng lại sinh được con trai, trong khi ông Dẫn là con đẻ nhưng lại sinh toàn con gái. Vậy ai nối dõi ông Tu? Vấn đề thật là khó. Nhiều ý kiến cho rằng, thà để con ông Truyền nối dõi thì lý tình nghe hợp hơn. Nếu không thì ai nối dõi? Nếu không giải quyết khéo thì mâu thuẫn về đất hương hỏa, thờ tự, cúng bái,... rất chi là phức tạp. Về nguyên tắc thì con gái lấy chồng phải theo về nhà chồng. Xưa đã vậy, nay cũng vậy. Từ năm 2010, xẩy ra tranh cãi giữa các bà con gái của bà Tu Hai với ông Truyền về đất cát. Sau phải chia làm 7 xuất, rất rắc rối.


-       1.2.2.3   Ông Chấp (không có con, nhận 2 con nuôi là cô Hiển lấy chồng Bình Nguyên và ông Rợi đi bộ đội mất tin, nghe nói còn sống, tức là tại năm 1995)
-       1.2.2.4   Bà Diên (đẻ ra ông Cầu, ông Rao, ông Lừng, ông Ru và cô Nhị)
          1.2.2.4.a ông Vũ Văn Cầu (mất) từng làm Bí thư Đảng ủy xã An Bình, có 4 người con:
             1.2.2.4.a.1 bà Lý là con gái cả
             1.2.2.4.a.2 ông Vũ Đức Ngoan, hiện (2011) sinh sống tại Đak Lak, có vợ là bà Nguyễn Thị Huệ (là em gái bà Ngũ và bà Luyến), có 5 con trai là Ngãi, Nghĩa, Công, Quý...
             1.2.2.4.a.3 ông Vũ Đức Ngoạt, lấy vợ là bà Liệu người xóm Đồng, ông là giáo viên trường Trung cấp công an ở Cổ Nhuế, đã nghỉ hưu, nay ở phường Yên Hòa (đất khu tập thể Bộ Công an), Hà Nội. Ông Ngoạt mất 2020 do ung thư. Tro cốt đưa về quê.
             1.2.2.4.a.4 bà Xoan lấy chồng ngoài An Trạch

         1.2.2.4.b ông Vũ Ngọc Giao (tục gọi ông Rao), từng làm Bí thư huyện Tiền Hải (mất) có 5 người con:
             1.2.2.4.b.1 bà Rảo (bà Dung) (mất ung thư)
             1.2.2.4.b.2 bà Huyền lấy ông Uyên con ông Thố, hiện ở Quảng Ninh.
             1.2.2.4.b.3 bà Tuyết (mất) lấy ông Phạm Văn Độ (mất tai nạn xe máy) (con ông Phạm Văn Dậu)
             1.2.2.4.b.4 bà Loan
             1.2.2.4.b.5 bà Lộc
                    1.2.2.4b.6 ông Thanh

        1.2.2.4.c Ông Vũ Văn Lừng, hiện (2011) sinh sống tại Đak Lak với bà 2 (bà Cả mất), có 1 người con trai tên Huấn và 1 con gái tên Bình, đều là con bà Cả.
            1.2.2.4.c.1 Vũ Văn Huấn (SN 1962)

         1.2.2.4.d ông Vũ Văn Ru (mất). Ông Ru có thói quen nói to, người tốt tính, có 6 người con:
             1.2.2.4.d.1 bà Soi (SN 1955) lấy chồng là ông Chung (con ông Sảng), Hiện sống ở quê (xã An Bình, Kiến Xương, Thái Bình)
             1.2.2.4.d.2 ông Rinh
             1.2.2.4.d.3 ông Rĩnh
             1.2.2.4.d.4 bà Đỏ
             1.2.2.4.d.5 bà Dy
             1.2.2.4.d.6 bà Mỳ
....
-       1.2.2.5   Bà Đãi (?)


1 nhận xét:

  1. Đề nghị các con cháu cung cấp thông tin để bộ gia phả thêm hoàn chỉnh

    Trả lờiXóa